Nếu bạn có câu hỏi?
024.32.000.942
vp.insightvn@gmail.com
Insight Education Insight Education
  • Home
  • Giới thiệu
    • Thư ngỏ
    • Tầm nhìn – Sứ mệnh – Giá trị cốt lõi
    • Tại sao lựa chọn Insight
    • Lộ trình học tập
  • Khóa học
    • Khóa học Kỹ Năng
      • Kỹ năng cho học sinh
        • Khóa học Kỹ năng Giao tiếp, Thuyết trình
        • Khóa học Kỹ năng Tự lập, Tự chủ
        • Khóa học Tư duy sáng tạo và Kỹ năng học tập hiệu quả
      • Kỹ năng cho sinh viên
      • Kỹ năng cho người Đi làm
    • Hành trình Đi để trưởng thành HT1
    • Hành trình Đi để trưởng thành HT2
    • Hành trình Đi để trưởng thành HT4
    • Trại hè Amazing Summer 2019
      • Cuộc thi Viết “Những ngày Hè rực rỡ”
    • TRẠI HÈ QUỐC TẾ MỸ
  • Hoạt động
    • Nhật ký lớp học
    • Nhật ký Đi để trưởng thành
      • Đi để trưởng thành 2018
      • Đi để trưởng thành 2017
    • Nhật ký trại hè
      • Nhật ký Trại hè 2019
      • Nhật ký Trại hè 2018
      • Nhật ký Trại hè 2017
      • Nhật ký Trại hè 2016
      • Nhật ký trại hè 2015
    • Dự án A to Z
  • Sự kiện
  • Góc chia sẻ
    • Chia sẻ cùng cha mẹ
    • Kỹ năng sống
    • Học đường
  • Liên hệ
    • Home
    • Giới thiệu
      • Thư ngỏ
      • Tầm nhìn – Sứ mệnh – Giá trị cốt lõi
      • Tại sao lựa chọn Insight
      • Lộ trình học tập
    • Khóa học
      • Khóa học Kỹ Năng
        • Kỹ năng cho học sinh
          • Khóa học Kỹ năng Giao tiếp, Thuyết trình
          • Khóa học Kỹ năng Tự lập, Tự chủ
          • Khóa học Tư duy sáng tạo và Kỹ năng học tập hiệu quả
        • Kỹ năng cho sinh viên
        • Kỹ năng cho người Đi làm
      • Hành trình Đi để trưởng thành HT1
      • Hành trình Đi để trưởng thành HT2
      • Hành trình Đi để trưởng thành HT4
      • Trại hè Amazing Summer 2019
        • Cuộc thi Viết “Những ngày Hè rực rỡ”
      • TRẠI HÈ QUỐC TẾ MỸ
    • Hoạt động
      • Nhật ký lớp học
      • Nhật ký Đi để trưởng thành
        • Đi để trưởng thành 2018
        • Đi để trưởng thành 2017
      • Nhật ký trại hè
        • Nhật ký Trại hè 2019
        • Nhật ký Trại hè 2018
        • Nhật ký Trại hè 2017
        • Nhật ký Trại hè 2016
        • Nhật ký trại hè 2015
      • Dự án A to Z
    • Sự kiện
    • Góc chia sẻ
      • Chia sẻ cùng cha mẹ
      • Kỹ năng sống
      • Học đường
    • Liên hệ
    Register Login

    Góc chia sẻ Chia sẻ cùng cha mẹ

    • Home
    • Chia sẻ cùng cha mẹ
    • “Bệnh Nói dối” truyền nhiễm từ bố mẹ sang con

    “Bệnh Nói dối” truyền nhiễm từ bố mẹ sang con

    • Đăng bởi Insight Education
    • on Chia sẻ cùng cha mẹ, Góc chia sẻ
    • Ngày Tháng Năm 19, 2020

    “Nếu con không ngoan, chú cảnh sát bắt con”, đây là câu nói dối mà không ít bậc cha mẹ sẽ sử dụng để dọa trẻ, buộc chúng phải nghe lời.

    Tuy nhiên, các nhà Tâm lý học tại Đại học công nghệ Nanyang Singapore (NTU) đã nhận định rằng, khi đứa trẻ lớn lên, những lời nói dối như vậy của cha mẹ sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến chúng

    Trong một nghiên cứu được thực hiện với sự phối hợp giữa NTU với Đại học Toronto (Canada), Đại học California, Đại học Sư phạm Chiết Giang, Trung Quốc. Nhóm nghiên cứu đã hỏi 379 người trẻ Singapore xung quanh nội dung: Cha mẹ họ có nói dối họ khi họ còn nhỏ hay không? Hiện giờ họ có nói dối bố mẹ không? và họ có thích nghi tốt với những thách thức của tuổi trưởng thành hay không? Những người tham gia được yêu cầu điền vào bốn câu hỏi trực tuyến.

    Câu hỏi đầu tiên yêu cầu người tham gia nhớ lại việc cha mẹ họ có từng nói dối họ về chuyện ăn uống, tiền bạc, sinh hoạt… hay không. Ví dụ những câu như “Con mà không nghe lời mẹ thì mẹ sẽ để lại con ở đây một mình”, hay “Mẹ không có tiền, lúc khác mẹ có tiền thì chúng ta sẽ mua món đồ đó”…

    Câu hỏi thứ hai yêu cầu người tham gia chỉ ra mức độ thường xuyên mà họ nói dối cha mẹ mình khi trưởng thành. Ví dụ những lời nói dối liên quan đến các hoạt động sinh hoạt trong đời thường, hoặc những lời nói mang tính phóng đại các sự kiện…

    Cuối cùng, người tham gia được yêu cầu điền vào hai bảng câu hỏi, nhằm đo lường mức độ rối loạn điều chỉnh tâm lý xã hội, cũng như hành vi bốc đồng, ích kỷ…

    Kết quả nghiên cứu cho thấy những người trẻ bị cha mẹ nói dối, lừa dối nhiều lần trong thời thơ ấu có khả năng cao sẽ nói dối cha mẹ khi chúng trưởng thành. Họ cũng phải đối mặt với những khó khăn lớn hơn trong việc đối mặt với những thách thức về tâm lý và xã hội. Những khó khăn này bao gồm việc dễ bị tác động, có vấn đề về hành vi, cảm giác xấu hổ, tội lỗi, các đặc điểm tính cách ích kỷ, hay lôi kéo…

    Tác giả chính của nghiên cứu này là Setoh Peipei – trợ lý giáo sư tại khoa Khoa học Xã hội, Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore. Cô nhận định: “Có thể việc thực hiện trách nhiệm nuôi dạy con bằng cách nói dối sẽ giúp tiết kiệm thời gian, đặc biệt khi bậc cha mẹ khó giải thích cụ thể với con lý do cho những yêu cầu của mình. Tuy nhiên, khi bạn thể hiện rằng bạn không trung thực, loại hành vi này sẽ gửi một thông điệp đầy mâu thuẫn đến con cái của bạn. Cha mẹ không trung thực có thể gây tổn hại cho con cái. Sự không trung thực của cha mẹ có thể làm tổn hại lòng tin của trẻ con và khuyến khích sự không trung thực của chúng.

    Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nuôi dạy trẻ con bằng cách nói dối sẽ tác động tiêu cực đến trẻ khi chúng lớn lên. Cha mẹ nên nhận thức được những tác động xấu tiềm tàng này và xem xét tới các lựa chọn thay thế cho việc nói dối, chẳng hạn như cung cấp thông tin cho trẻ, cho trẻ biết những mong đợi của mình và cùng nhau giải quyết vấn đề…”.

    Kết quả nghiên cứu được công bố trên Tạp chí tâm lý học trẻ em (Journal of Experimental Child Psychology) tin rằng nói dối trẻ em theo ý muốn chủ quan của người lớn là một sự tác động tâm lý, phá hủy ý thức tự chủ của trẻ em, và cuối cùng là làm tổn hại sức khỏe cảm xúc của trẻ.

    Nghiên cứu khuyến khích cha mẹ nên xem xét bản chất, mục tiêu của việc nói dối, để biết chính xác những gì nên nói. Ví dụ, nếu mẹ nói: “Con không nghe lời, mẹ sẽ vứt con xuống biển cho cá ăn”, lời nói dối này có thể khiến trẻ bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề. Tuy nhiên, nếu bạn nói “Nếu con không nghe lời thì còn sẽ không được mẹ thưởng kẹo ở nhà”, thì hậu quả sẽ ít nghiêm trọng hơn rất nhiều.

    Tuy nhiên, lỗ hổng của nghiên cứu này là nó chỉ minh họa mối tương quan giữa hai yếu tố, nhưng không thể chứng minh được mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả.

    Bình luận với Facebook
    • Tweet

    You may also like

    • Phân chia việc nhà phù hợp với từng độ tuổi của trẻ
      19 Tháng Mười Một, 2020
    • 9 hiểu biết sâu sắc về sự căm ghét từ nghiên cứu tâm lý
      10 Tháng Chín, 2020
    • 18 – 30 – 50: Bất kể tuổi nào, bạn cũng có thể tìm được sân khấu thuộc về mình
      31 Tháng Tám, 2020

    Danh mục

    • Chia sẻ cùng cha mẹ
    • CLB Nụ cười Insight
    • Dự án A to Z
    • Đi để trưởng thành 2017
    • Đi để trưởng thành 2018
    • Góc chia sẻ
    • Hoạt động
    • Học đường
    • Kỹ năng sống
    • Nhật ký lớp học
    • Nhật ký trại hè
    • Nhật ký trại hè 2015
    • Nhật ký Trại hè 2016
    • Nhật ký Trại hè 2017
    • Nhật ký Trại hè 2018
    • Nhật ký Trại hè 2019

    Khóa học mới nhất

    Chương trình Coach 1-1

    Chương trình Coach 1-1

    1 ₫
    Khóa học cùng con trưởng thành

    Khóa học cùng con trưởng thành

    Free
    Trại hè Amazing Summer

    Trại hè Amazing Summer

    1 ₫

    Bài viết mới nhất

    Đồng cảm là một kỹ năng sống cần thiết nhưng không phải ai cũng làm được
    18Th122020
    Phân chia việc nhà phù hợp với từng độ tuổi của trẻ
    19Th112020
    9 hiểu biết sâu sắc về sự căm ghét từ nghiên cứu tâm lý
    10Th92020

    INSIGHT EDUCATION CENTER

    ĐT: 024 32 000 942 - Hotline: 0983 04 5858

    Email: vp.insightvn@gmail.com

    Địa chỉ: Tầng 1, Tòa nhà Trung tâm đào tạo Công nghệ thông tin, số 1 Hoàng Đạo Thúy Hà Nội

    Video

    Insight Education on Facebook

    Insight Education - Trung tâm đào tạo Kỹ năng sống, Giá trị sống

    Creative byThành Nguyễn

    • Home
    • Giới thiệu
    • Khóa học
    • Hoạt động
    • Góc chia sẻ
    • Liên hệ