Nếu bạn có câu hỏi?
024.32.000.942
vp.insightvn@gmail.com
Insight Education Insight Education
  • Home
  • Giới thiệu
    • Thư ngỏ
    • Tầm nhìn – Sứ mệnh – Giá trị cốt lõi
    • Tại sao lựa chọn Insight
    • Lộ trình học tập
  • Khóa học
    • Khóa học Kỹ Năng
      • Kỹ năng cho học sinh
        • Khóa học Kỹ năng Giao tiếp, Thuyết trình
        • Khóa học Kỹ năng Tự lập, Tự chủ
        • Khóa học Tư duy sáng tạo và Kỹ năng học tập hiệu quả
      • Kỹ năng cho sinh viên
      • Kỹ năng cho người Đi làm
    • Hành trình Đi để trưởng thành HT1
    • Hành trình Đi để trưởng thành HT2
    • Hành trình Đi để trưởng thành HT4
    • Trại hè Amazing Summer 2019
      • Cuộc thi Viết “Những ngày Hè rực rỡ”
    • TRẠI HÈ QUỐC TẾ MỸ
  • Hoạt động
    • Nhật ký lớp học
    • Nhật ký Đi để trưởng thành
      • Đi để trưởng thành 2018
      • Đi để trưởng thành 2017
    • Nhật ký trại hè
      • Nhật ký Trại hè 2019
      • Nhật ký Trại hè 2018
      • Nhật ký Trại hè 2017
      • Nhật ký Trại hè 2016
      • Nhật ký trại hè 2015
    • Dự án A to Z
  • Sự kiện
  • Góc chia sẻ
    • Chia sẻ cùng cha mẹ
    • Kỹ năng sống
    • Học đường
  • Liên hệ
    • Home
    • Giới thiệu
      • Thư ngỏ
      • Tầm nhìn – Sứ mệnh – Giá trị cốt lõi
      • Tại sao lựa chọn Insight
      • Lộ trình học tập
    • Khóa học
      • Khóa học Kỹ Năng
        • Kỹ năng cho học sinh
          • Khóa học Kỹ năng Giao tiếp, Thuyết trình
          • Khóa học Kỹ năng Tự lập, Tự chủ
          • Khóa học Tư duy sáng tạo và Kỹ năng học tập hiệu quả
        • Kỹ năng cho sinh viên
        • Kỹ năng cho người Đi làm
      • Hành trình Đi để trưởng thành HT1
      • Hành trình Đi để trưởng thành HT2
      • Hành trình Đi để trưởng thành HT4
      • Trại hè Amazing Summer 2019
        • Cuộc thi Viết “Những ngày Hè rực rỡ”
      • TRẠI HÈ QUỐC TẾ MỸ
    • Hoạt động
      • Nhật ký lớp học
      • Nhật ký Đi để trưởng thành
        • Đi để trưởng thành 2018
        • Đi để trưởng thành 2017
      • Nhật ký trại hè
        • Nhật ký Trại hè 2019
        • Nhật ký Trại hè 2018
        • Nhật ký Trại hè 2017
        • Nhật ký Trại hè 2016
        • Nhật ký trại hè 2015
      • Dự án A to Z
    • Sự kiện
    • Góc chia sẻ
      • Chia sẻ cùng cha mẹ
      • Kỹ năng sống
      • Học đường
    • Liên hệ
    Register Login

    Góc chia sẻ Chia sẻ cùng cha mẹ

    • Home
    • Chia sẻ cùng cha mẹ
    • Công thức “4W-H” để trở thành bạn đọc sách tuyệt vời của con

    Công thức “4W-H” để trở thành bạn đọc sách tuyệt vời của con

    • Đăng bởi Insight Education
    • on Chia sẻ cùng cha mẹ, Góc chia sẻ
    • Ngày Tháng Năm 13, 2020

    Những chia sẻ hữu ích từ tác giả sách thiếu nhi người Canada Marie-Louise Gay sẽ dẫn dắt các bố mẹ tận hưởng từng niềm vui trong hành trình đọc sách cùng con thú vị này.

    Tác giả Marie-Louise Gay là tác giả của nhiều cuốn sách thiếu nhi thú vị. Sau nhiều năm say mê với công việc sáng tác và đọc sách cho trẻ nhỏ, cô đã truyền cảm hứng cho vô số phụ huynh về chủ đề đọc sách cùng con. Dưới đây là những tổng hợp hữu ích nhất từ những kinh nghiệm mà cô đã chia sẻ.

    When – Khi nào thì bố mẹ nên đọc sách cùng/cho trẻ?

    Không bao giờ là quá sớm. Bạn có thể bắt đầu ngay từ trước khi con bạn chào đời. Bạn có thể đọc sách cho một em bé thích gặm sách, một em bé thích mút tay hay một em bé không thể tập trung quá 2 phút. Bạn cũng có thể đọc sách cho hai em bé tập đi trở lên và một chú mèo cùng lúc.

    Đừng dừng lại việc đọc sách cùng/cho con ngay cả khi chúng đã biết đọc và có thể tự đọc. Hãy để trẻ đọc cho bạn nghe hoặc cùng trẻ thay phiên đọc cho nhau nghe. Hãy đọc sách cùng con bạn trong quãng thời gian càng dài càng tốt, miễn là bạn và trẻ luôn tìm thấy niềm vui trong việc đọc.

    What – Bố mẹ nên đọc sách gì cho con?

    Luôn luôn có đủ sách cho tất cả mọi người: những mầm non khoa học, các chú hề, chàng cao bồi, công chúa, nhà thám hiểm, phi hành gia, cầu thủ bóng chày, diễn viên múa ba-lê, đội quân cướp biển và các nghệ sỹ.

    Hãy đọc các chỉ dẫn giúp bạn tìm được cuốn sách phù hợp với trẻ. Cuốn sách đó sẽ khiến trẻ yêu thích, lôi cuốn trẻ và truyền cảm hứng cho chúng. Hãy giúp trẻ được tiếp cận với nhiều cuốn sách nhất có thể, bằng việc đặt giá sách ở nhà, đưa trẻ đi hiệu sách hay thư viện hàng tuần và để trẻ tự chọn các cuốn sách mà chúng thích. Đây là điều tuyệt vời mà lại đơn giản để giúp trẻ khai mở tâm trí của chúng.
    Những cuốn sách giấy luôn có sức lôi cuốn đặc biệt với trẻ. Trẻ coi đó mà món đồ chơi đáng yêu mà chúng có thể cảm nhận, chạm vào, hít hà và chia sẻ. Vì thế, chẳng việc gì phải vội vàng để trẻ tiếp cận với các loại màn hình (điện thoại, tivi, iPad…) hay các thiết bị công nghệ, chúng còn cả một cuộc đời phía trước để sử dụng (và phụ thuộc) vào các thiết bị điện tử. Sự thật là như thế đó!

    Where & When – Bố mẹ có thể đọc sách cho con ở đâu và khi nào?

    Hãy tạo thói quen đọc sách hàng ngày cùng/cho trẻ. Đọc sách trước khi đi ngủ luôn là một hoạt động tuyệt vời, nhưng đọc sách ở những chỗ khác vào những thời điểm khác cũng rất thú vị. Bạn có thể đọc cùng/cho trẻ ở khắp mọi nơi và bất cứ lúc nào: khi vừa thức giấc, trên xe buýt, khi đợi đến lượt ở phòng khám nha khoa, sau bữa trưa, hay thậm chí là đọc ngoài trời, đọc vắt vẻo trên cây, đọc với một chiếc đèn pin chẳng hạn.

    How – Bố mẹ nên đọc cùng con như thế nào? Cách tốt nhất để đọc sách cho con là gì?

    Sự thực là chẳng có cách nào là tốt nhất cả, nhưng…

    Bạn có thể làm các nhân vật trở nên sống động bằng cách để chúng cất tiếng. Một con quái vật sẽ gầm gừ dữ tợn khi giọng đọc của bạn trở nên to hơn, sâu hơn và đầy thách thức. Khi một chú kiến thì thầm: “Tên tôi là Anton…” thì bạn hãy hạ thấp giọng xuống, thật là nhỏ, đúng như là giọng của kiến vậy.

    Hoặc bạn có thể cùng trẻ “đọc” các bức tranh minh họa trong cuốn sách. Thật là tuyệt vời khi mỗi cuốn sách tranh dành cho thiếu nhi đều thực sự là một tác phẩm nghệ thuật. Hãy phát hiện những chi tiết thú vị trong các bức tranh, khích lệ trẻ chia sẻ về những điều mà chúng phát hiện ra. Các cuộc thảo luận có thể kéo dài bất tận khi bạn cùng trẻ trò chuyện về họa sĩ minh họa, về chất liệu mà họa sĩ sử dụng, ngôn ngữ cơ thể, cảm xúc trên khuôn mặt của các nhân vật như thế nào, nó có ý nghĩa gì?…

    Nếu trẻ ngắt lời của bạn bằng một câu hỏi hoặc một bình luận, hãy vui vẻ dừng đọc để lắng nghe và phản hồi trẻ. Nếu bạn chưa có ngay câu trả lời, hãy hỏi lại trẻ: “Vậy con nghĩ như thế nào?”


    Và một số câu hỏi khác tôi đã được hỏi rất nhiều lần như sau:

    Con tôi không thích đọc sách? Tôi phải làm gì để khích lệ con đọc mỗi ngày?

    Hãy trở thành một hình mẫu cho con. Đọc sách trước mặt con mỗi ngày và chia sẻ với con về cuốn sách/câu chuyện mà bạn đang đọc. Bạn cũng có thể tìm những cuốn sách theo sở thích của con? Chúng thích xe cứu hỏa? Thích vẽ quái vật hay cướp biển? Thích các chú giun đất? Chúng ta phần lớn đều chọn sách theo sở thích của mình mà, trẻ nhỏ cũng vậy thôi. Nếu bạn cần thêm những gợi ý hữu ích khác thì thủ thư và những người bán sách độc lập cũng có thể cho bạn những lời khuyên thú vị.

    Con tôi chỉ thích đọc truyện tranh hay sách tranh, làm sao để chúng hào hứng đọc các cuốn sách nhiều chữ hoặc các cuốn sách nghiêm túc hơn?

    Nếu trẻ chỉ thích đọc truyện tranh, hãy đọc cùng trẻ và thảo luận với chúng về cuốn sách. Sau đó bạn có thể giới thiệu với trẻ các cuốn tiểu thuyết minh họa, sách chương hồi minh họa để trẻ có một bước đệm và sẵn sàng hơn. Đừng vội vàng ép trẻ đọc những cuốn sách “nghiêm túc” vì điều đó thực sự không cần thiết.

    Tại sao tôi phải đọc cùng/cho con vì chúng sẽ học đọc ở trường mà?

    Bạn nói đúng. Thật là tốt vì trẻ sẽ được học đọc ở trường, nhưng bạn có nghĩa rằng, trách nhiệm của cha mẹ chính là khích lệ trẻ đọc và học đọc với sự thích thú và tò mò. Thời gian đọc sách cùng/cho con cũng chính là món quà tốt nhất, lâu dài nhất, gắn bó nhất và có thể thay đổi cuộc đời trẻ mà bạn có thể dành cho con.

    * Minh họa trong bài viết là của tác giả Marie-Louise Gay.

    Nguồn afamily.vn

    Bình luận với Facebook
    • Tweet

    You may also like

    • Phân chia việc nhà phù hợp với từng độ tuổi của trẻ
      19 Tháng Mười Một, 2020
    • 9 hiểu biết sâu sắc về sự căm ghét từ nghiên cứu tâm lý
      10 Tháng Chín, 2020
    • 18 – 30 – 50: Bất kể tuổi nào, bạn cũng có thể tìm được sân khấu thuộc về mình
      31 Tháng Tám, 2020

    Danh mục

    • Chia sẻ cùng cha mẹ
    • CLB Nụ cười Insight
    • Dự án A to Z
    • Đi để trưởng thành 2017
    • Đi để trưởng thành 2018
    • Góc chia sẻ
    • Hoạt động
    • Học đường
    • Kỹ năng sống
    • Nhật ký lớp học
    • Nhật ký trại hè
    • Nhật ký trại hè 2015
    • Nhật ký Trại hè 2016
    • Nhật ký Trại hè 2017
    • Nhật ký Trại hè 2018
    • Nhật ký Trại hè 2019

    Khóa học mới nhất

    Chương trình Coach 1-1

    Chương trình Coach 1-1

    1 ₫
    Khóa học cùng con trưởng thành

    Khóa học cùng con trưởng thành

    Free
    Trại hè Amazing Summer

    Trại hè Amazing Summer

    1 ₫

    Bài viết mới nhất

    Đồng cảm là một kỹ năng sống cần thiết nhưng không phải ai cũng làm được
    18Th122020
    Phân chia việc nhà phù hợp với từng độ tuổi của trẻ
    19Th112020
    9 hiểu biết sâu sắc về sự căm ghét từ nghiên cứu tâm lý
    10Th92020

    INSIGHT EDUCATION CENTER

    ĐT: 024 32 000 942 - Hotline: 0983 04 5858

    Email: vp.insightvn@gmail.com

    Địa chỉ: Tầng 1, Tòa nhà Trung tâm đào tạo Công nghệ thông tin, số 1 Hoàng Đạo Thúy Hà Nội

    Video

    Insight Education on Facebook

    Insight Education - Trung tâm đào tạo Kỹ năng sống, Giá trị sống

    Creative byThành Nguyễn

    • Home
    • Giới thiệu
    • Khóa học
    • Hoạt động
    • Góc chia sẻ
    • Liên hệ