Nếu bạn có câu hỏi?
024.32.000.942
vp.insightvn@gmail.com
Insight Education Insight Education
  • Home
  • Giới thiệu
    • Thư ngỏ
    • Tầm nhìn – Sứ mệnh – Giá trị cốt lõi
    • Tại sao lựa chọn Insight
    • Lộ trình học tập
  • Khóa học
    • Khóa học Kỹ Năng
      • Kỹ năng cho học sinh
        • Khóa học Kỹ năng Giao tiếp, Thuyết trình
        • Khóa học Kỹ năng Tự lập, Tự chủ
        • Khóa học Tư duy sáng tạo và Kỹ năng học tập hiệu quả
      • Kỹ năng cho sinh viên
      • Kỹ năng cho người Đi làm
    • Hành trình Đi để trưởng thành HT1
    • Hành trình Đi để trưởng thành HT2
    • Hành trình Đi để trưởng thành HT4
    • Trại hè Amazing Summer 2019
      • Cuộc thi Viết “Những ngày Hè rực rỡ”
    • TRẠI HÈ QUỐC TẾ MỸ
  • Hoạt động
    • Nhật ký lớp học
    • Nhật ký Đi để trưởng thành
      • Đi để trưởng thành 2018
      • Đi để trưởng thành 2017
    • Nhật ký trại hè
      • Nhật ký Trại hè 2019
      • Nhật ký Trại hè 2018
      • Nhật ký Trại hè 2017
      • Nhật ký Trại hè 2016
      • Nhật ký trại hè 2015
    • Dự án A to Z
  • Sự kiện
  • Góc chia sẻ
    • Chia sẻ cùng cha mẹ
    • Kỹ năng sống
    • Học đường
  • Liên hệ
    • Home
    • Giới thiệu
      • Thư ngỏ
      • Tầm nhìn – Sứ mệnh – Giá trị cốt lõi
      • Tại sao lựa chọn Insight
      • Lộ trình học tập
    • Khóa học
      • Khóa học Kỹ Năng
        • Kỹ năng cho học sinh
          • Khóa học Kỹ năng Giao tiếp, Thuyết trình
          • Khóa học Kỹ năng Tự lập, Tự chủ
          • Khóa học Tư duy sáng tạo và Kỹ năng học tập hiệu quả
        • Kỹ năng cho sinh viên
        • Kỹ năng cho người Đi làm
      • Hành trình Đi để trưởng thành HT1
      • Hành trình Đi để trưởng thành HT2
      • Hành trình Đi để trưởng thành HT4
      • Trại hè Amazing Summer 2019
        • Cuộc thi Viết “Những ngày Hè rực rỡ”
      • TRẠI HÈ QUỐC TẾ MỸ
    • Hoạt động
      • Nhật ký lớp học
      • Nhật ký Đi để trưởng thành
        • Đi để trưởng thành 2018
        • Đi để trưởng thành 2017
      • Nhật ký trại hè
        • Nhật ký Trại hè 2019
        • Nhật ký Trại hè 2018
        • Nhật ký Trại hè 2017
        • Nhật ký Trại hè 2016
        • Nhật ký trại hè 2015
      • Dự án A to Z
    • Sự kiện
    • Góc chia sẻ
      • Chia sẻ cùng cha mẹ
      • Kỹ năng sống
      • Học đường
    • Liên hệ
    Register Login

    Góc chia sẻ Chia sẻ cùng cha mẹ

    • Home
    • Chia sẻ cùng cha mẹ
    • Giúp trẻ sửa thói quen hay kêu ca phàn nàn

    Giúp trẻ sửa thói quen hay kêu ca phàn nàn

    • Đăng bởi Insight Education
    • on Chia sẻ cùng cha mẹ, Góc chia sẻ
    • Ngày Tháng Năm 12, 2020

    Cha mẹ đã biết cách giúp trẻ sửa thói quen hay phàn nàn? Trẻ than vãn vì muốn chia sẻ cảm xúc với người lớn nên thay vì nhắc con “Đừng kêu ca nữa”, bạn hãy bày tỏ sự đồng cảm. 

    “Mẹ ơi trời quá nóng”, “Con không muốn đến nhà bà”, “Chán quá mẹ ơi”… là những lời phàn nàn mà phụ huynh dễ bắt gặp ở trẻ. Lắng nghe quá nhiều lời than vãn khiến phụ huynh mất kiên nhẫn, dễ nổi giận.

    Tập trung vào những điều tiêu cực cũng khiến sức khỏe tâm thần của trẻ bị ảnh hưởng, dẫn đến trở thành người bi quan. Và chẳng ai muốn dành thời gian với những người hay than vãn nên trẻ khó xây dựng các mối quan hệ xã hội. Dưới đây là 6 cách giúp phụ huynh đối phó với những lời than vãn của trẻ.

    1. Thừa nhận cảm xúc của con

    Đôi khi trẻ than vãn vì muốn chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ với người lớn. Thay vì nhắc “Đừng nói nữa”, “Đừng than vãn nữa”, bạn nên ghi nhận những cảm xúc của con. Hãy nói với con rằng: “Mẹ biết con đang rất mệt, nhưng chúng ta phải cố gắng vượt qua”.

    Sự chia sẻ, đồng cảm của bạn có thể là niềm an ủi đối với trẻ và chúng sẽ ngừng than vãn. Nếu trẻ tiếp tục náo loạn, bạn cần kỷ luật, nhưng đừng quy chụp cảm xúc của con. Ví dụ, con bạn kêu nóng và liên tục ném đồ chơi, hãy nói: “Bây giờ con phải cất hết đồ chơi đi vì đã ném đồ lung tung. Mẹ hiểu rằng con đang thấy nóng nhưng con không đúng khi ném đồ như vậy”.

    Nếu con tiếp tục la hét, kêu khóc, bạn hãy phớt lờ hoặc dẫn con rời xa đám đông để các bé ổn định cảm xúc. Hãy thể hiện rõ lập trường của bạn để trẻ không sử dụng mánh ăn vạ cho những lần sau.

    2. Khuyến khích giải quyết vấn đề

    Nếu con phàn nàn với bạn về nhiệm vụ bất kỳ, hãy khuyến khích các bé suy nghĩ phương pháp giải quyết vấn đề. Ví dụ, khi con bạn than nóng khi phải chơi ngoài trời, bạn hãy hỏi: “Trong tình huống này con phải làm thế nào?”. Câu hỏi của bạn sẽ khiến trẻ phải suy nghĩ cách để tránh nóng. Nếu trẻ không nghĩ ra, bạn hãy gợi ý con ngồi nghỉ trong bóng râm hoặc uống nước mát.

    Dạy cách giải quyết vấn đề giúp trẻ nhận thức phải suy nghĩ và khắc phục thay vì than vãn. Từ đó, các bé được học về tư duy phản biện, xây dựng tính cách độc lập. Đôi khi, trẻ vẫn cần đến sự giúp đỡ của bạn nên hãy gợi ý cho con thay vì làm hộ mọi việc. Một chút khó khăn sẽ giúp trẻ trưởng thành hơn việc ỷ lại vào bố mẹ.

    3. Hướng đến điều tích cực

    Nếu con bạn chỉ nhìn thấy mặt tiêu cực trong tình huống, hãy chỉ cho các bé thấy những mặt tích cực của vấn đề. Điều này giúp các bé phát triển cái nhìn cân bằng, quan điểm đa chiều về mọi vấn đề trong cuộc sống.

    Ví dụ, khi con nói “Con ghét phải rời công viên sớm vì trời mưa”, bạn hãy nói rằng: “Mẹ hiểu thật tiếc khi phải dừng cuộc chơi. Nhưng thật may chúng ta không gặp mưa và vẫn có thể đến công viên một lúc”.

    4. Học cách kiểm soát

    Đừng để con mắc kẹt trong tâm lý nạn nhân, nghĩa là đổ lỗi cho mọi người, mọi việc xung quanh khi không vừa ý. Nếu trẻ nghĩ mình là nạn nhân trong các hoàn cảnh tồi tệ, các bé sẽ không tư duy cách khắc phục hoặc thoát ra khỏi điều đó.

    Phụ huynh hãy giúp con tập trung vào những việc có thể kiểm soát hoặc thay đổi tình thế. Chẳng hạn, nếu con buồn vì không thể ra ngoài chơi khi trời mưa, bạn hãy khuyến khích con tìm ra những trò chơi trong nhà cùng gia đình như chơi cờ bàn, đọc truyện, chơi đồ chơi.

    5. Thay đổi chủ đề

    Trẻ em thường dễ bị phân tâm nên việc thay đổi chủ đề hoặc pha trò cười có thể giúp các bé quên đi những điều tiêu cực. Chẳng hạn, khi trẻ chán nản, bạn hãy đóng giả làm nhân vật hoạt hình mà bé yêu thích và giả vờ trò chuyện.

    6. Làm gương

    Hành động của trẻ em được soi chiếu từ bố mẹ nên nếu bạn hay phàn nàn, chẳng hạn về công việc, trước mặt trẻ, các bé sẽ học theo. Vậy nên dù hiểu rằng công việc có nhiều áp lực, bạn nên hạn chế phàn nàn, than vãn trước mặt các bé.

    Nguồn vnexpress.net

    Bình luận với Facebook
    • Tweet

    You may also like

    • Phân chia việc nhà phù hợp với từng độ tuổi của trẻ
      19 Tháng Mười Một, 2020
    • 9 hiểu biết sâu sắc về sự căm ghét từ nghiên cứu tâm lý
      10 Tháng Chín, 2020
    • 18 – 30 – 50: Bất kể tuổi nào, bạn cũng có thể tìm được sân khấu thuộc về mình
      31 Tháng Tám, 2020

    Danh mục

    • Chia sẻ cùng cha mẹ
    • CLB Nụ cười Insight
    • Dự án A to Z
    • Đi để trưởng thành 2017
    • Đi để trưởng thành 2018
    • Góc chia sẻ
    • Hoạt động
    • Học đường
    • Kỹ năng sống
    • Nhật ký lớp học
    • Nhật ký trại hè
    • Nhật ký trại hè 2015
    • Nhật ký Trại hè 2016
    • Nhật ký Trại hè 2017
    • Nhật ký Trại hè 2018
    • Nhật ký Trại hè 2019

    Khóa học mới nhất

    Chương trình Coach 1-1

    Chương trình Coach 1-1

    1 ₫
    Khóa học cùng con trưởng thành

    Khóa học cùng con trưởng thành

    Free
    Trại hè Amazing Summer

    Trại hè Amazing Summer

    1 ₫

    Bài viết mới nhất

    Đồng cảm là một kỹ năng sống cần thiết nhưng không phải ai cũng làm được
    18Th122020
    Phân chia việc nhà phù hợp với từng độ tuổi của trẻ
    19Th112020
    9 hiểu biết sâu sắc về sự căm ghét từ nghiên cứu tâm lý
    10Th92020

    INSIGHT EDUCATION CENTER

    ĐT: 024 32 000 942 - Hotline: 0983 04 5858

    Email: vp.insightvn@gmail.com

    Địa chỉ: Tầng 1, Tòa nhà Trung tâm đào tạo Công nghệ thông tin, số 1 Hoàng Đạo Thúy Hà Nội

    Video

    Insight Education on Facebook

    Insight Education - Trung tâm đào tạo Kỹ năng sống, Giá trị sống

    Creative byThành Nguyễn

    • Home
    • Giới thiệu
    • Khóa học
    • Hoạt động
    • Góc chia sẻ
    • Liên hệ