Văn bản Ca Huế trên sông Hương sẽ được tìm hiểu trong chương trình học môn Ngữ văn lớp 8.
Download.vn cung cấp tài liệu Soạn văn 8: Ca Huế trên sông Hương. Bạn đọc hãy cùng tham khảo chi tiết ngay sau đây.
Soạn văn 8: Ca Huế trên sông Hương
- Soạn bài Ca Huế trên sông Hương - Mẫu 1
- Soạn bài Ca Huế trên sông Hương - Mẫu 2
- Tác giả
- Tác phẩm
Soạn bài Ca Huế trên sông Hương - Mẫu 1
Câu 1. Các điệu hò xứ Huế gắn bó như thế nào với cuộc sống của con người?
Các điệu hò xứ Huế gắn bó trong cuộc sống lao động hằng ngày của con người: hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăn tằm.
Câu 2. Đêm ca Huế có gì đặc biệt về thời gian, không gian? Theo em, thời gian, không gian ấy tác động như thế nào đến việc thưởng thức ca Huế?
- Thời gian: Đêm đã về khuya
- Không gian: Khung cảnh sông nước thơ mộng, huyền ảo; Trên thuyền rồng.
=> Thời gian, không gian tác động đến tâm hồn, tình cảm của người thưởng thức ca Huế.
Câu 3. Theo văn bản, ca Huế được hình thành từ đâu? Nguồn gốc đặc biệt ấy mang lại cho ca Huế vẻ đẹp gì?
- Ca Huế hình thành từ nhạc dân gian và nhạc cung đình.
- Nguồn gốc đặc biệt ấy mang lại cho ca Huế vẻ đẹp: Các làn điệu ca Huế sôi nổi, tươi vui vì có nguồn gốc từ nhạc dân gian, còn sang trọng, uy nghi ảnh hưởng từ nhạc cung đình.
Câu 4. Nêu tác dụng của việc kết hợp các yếu tố có vai trò kể chuyện, miêu tả, bộc lộ cảm xúc, bình luận,... trong văn bản.
Tác dụng của việc kết hợp các yếu tố có vai trò kể chuyện, miêu tả, bộc lộ cảm xúc, bình luận,... trong văn bản: Góp phần giúp cho người đọc hiểu được rõ hơn về ca Huế, cũng như bộc lộ được thái độ của người viết với ca Huế.
Câu 5. Nhận xét về tình cảm tác giả dành cho ca Huế, xứ Huế.
Tác giả đã dành tình cảm yêu mến, tự hào dành cho ca Huế, xứ Huế:
- Am hiểu sâu sắc về ca Huế, cùng niềm trân trọng dành cho ca Huế.
- Ca ngợi vẻ đẹp của con người xứ Huế.
- Tự hào về nét đẹp của mảnh đất cố đô…
Soạn bài Ca Huế trên sông Hương - Mẫu 2
Tác giả
Bài viết “Ca Huế trên sông Hương” của tác giả Hà Ánh Minh.
Tác phẩm
1. Xuất xứ
Tác phẩm được đăng trên báo “Người Hà Nội”.
2. Bố cục
Gồm 2 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “ lí hoài nam ”: Vẻ đẹp của làn điệu dân ca Huế.
- Phần 2. Còn lại. Đêm ca Huế trên sông Hương.
3. Tóm tắt
Mẫu 1
Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò. Mỗi câu hò dù ngắn hay dài đều gửi gắm những tâm tình, tình cảm trọn vẹn. Ngoài ra, hò Huế còn thể hiện lòng khao khát, nỗi mong chờ hoài vọng tha thiết. Vào ban đêm, các lữ khách chèo thuyền rồng đi lại trên sông Hương nghe những câu hò quả là một thú vui. Ca Huế được hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình, thể hiện qua hai dòng điệu Bắc và điệu Nam. Ca Huế là thú vui tao nhã, đầy sức quyến rũ. Còn người con gái Huế nội tâm lại thật phong phú và âm thầm, kín đáo.
Mẫu 2
Huế là thành phố nổi tiếng với rất nhiều điệu hò: Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh buồn bã, hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm... Mỗi câu hò Huế dù ngắn hay dài đều được gửi gắm ít ra một ý tình trọn vẹn. Ban đêm, khi thành phố đã lên đèn, các lữ khách lên đi thuyền trên sông sẽ được nghe các điệu hò. Ca Huế có nguồn gốc từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình. Thú nghe ca Huế rất tao nhã và đầy sức quyến rũ.
4. Nội dung
Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa - âm nhạc thanh lịch và tao nhã, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng và bảo tồn.
5. Nghệ thuật
Sử dụng các biện pháp tu từ, hình ảnh thiên nhiên gần gũi, giọng văn nhẹ nhàng sâu lắng.