Các bài tập cùng chuyên đề
Nhận định nào đúng khi nói về hình dạng và kích thước tế bào?
A. Các loại tế bào đều có chung hình dạng và kích thước.
B. Các loại tế bào thường có hình dạng khác nhau nhưng kích thước không giống nhau.
C. Các loại tế bào khác nhau thường có hình dạng và kích thước giống nhau.
D. Các loại tế bào chỉ khác nhau về kích thước, chúng giống nhau về hình dạng.
Các nhận định sau về tế bào là đúng hay sai?
Hãy tìm hiểu thông tin từ sách, báo và internet để trả lời các câu hỏi và thực hiện yêu cầu sau:
a) Tại sao hầu hết tế bào có kích thước rất nhỏ?
b) Tế bào lớn nhất trong cơ thể em là loại tế bào nào?
c) Tế bào nào lớn nhất và tế bào nào nhỏ nhất?
d) Sưu tầm hình ảnh về các loại tế bào mà em tìm hiểu được.
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tế bào có rất ít loại, các loại tế bào đều có hình dạng giống nhau.
B. Tế bào có rất nhiều loại, các loại tế bào khác nhau có hình dạng giống nhau.
C. Tế bào có kích thước lớn, kích thước trung bình của tế bào lớn hơn 100 micrômét.
D. Tế bào có kích thước rất nhỏ, kích thước trung bình của tế bào từ 0,5 đến 100 micrômét.
Cho các nhận xét sau:
(1) Tế bào thực vật và tế bào động vật đều có các bào quan.
(2) Lục lạp là bào quan có ở tế bào động vật.
(3) Tế bào động vật và tế bào thực vật đều có màng tế bào, tế bào chất và nhân.
(4) Thành tế bào chỉ có ở tế bào động vật.
(5) Lục lạp mang sắc tố quang hợp, có khả năng hấp thụ ánh sáng để tổng hợp nên chất hữu cơ.
Các nhận xét đúng là:
A. (1), (3), (5).
B. (1), (2), (3).
C. (2), (4), (5).
D. (3), (4), (5).
Cho các nhận xét sau:
(1) Cơ thể sinh vật lớn lên là nhờ sự lớn lên và phân chia của các tế bào.
(2) Cơ thể sinh vật lớn lên không cần sự phân chia của các tế bào.
(3) Khi một tế bào lớn lên sẽ thực hiện quá trình phân chia tạo ra các tế bào mới.
(4) Khi một tế bào lớn lên và đạt kích thước nhất định tế bào sẽ thực hiện quá trình phân chia tạo ra các tế bào mới.
(5) Từ một tế bào sau mỗi lần phân chia tạo ra hai tế bào mới gọi là sự phân bào.
(6) Từ một tế bào sau mỗi lần phân chia tạo ra sáu tế bào mới gọi là sự phân bào.
(7) Sự phân chia làm giảm số lượng tế bào và tăng tế bào chết trong cơ thể.
(8) Sự phân chia làm tăng số lượng tế bào và thay thế tế bào chết trong cơ thể.
Các nhận xét đúng là:
A. (1), (4), (5), (8).
B. (1), (2), (3), (6).
C. (3), (5), (8)
D. (4), (6), (7).
Khi làm thực hành quan sát tế bào, cần sử dụng những dụng cụ nào dưới đây?
A. Lọ đựng nước cất có ống nhỏ giọt, giấy khổ A4, nước cất, đĩa petri.
B. Kính lúp, khăn giấy, nước cất, lamen, đĩa petri.
C. Kính hiển vi, đĩa petri, giấy thấm, lamen, kim mũi mác, lam kính.
D. Kính hiển vi, đĩa petri, khăn giấy, nước cất, lamen.
Phương án nào sau đây sắp xếp đúng thứ tự các bước của quy trình quan sát tế bào trứng cá?
(1) Nhỏ một ít nước vào đĩa petri.
(2) Dùng kim mũi mác khuấy nhẹ để trứng cá tách rời nhau.
(3) Dùng thìa lấy một ít trứng cá cho vào đĩa petri.
(4) Quan sát tế bào trứng cá bằng mắt thường hoặc bằng kính lúp.
(5) Vẽ hình mà em quan sát được.
A. (2), (4), (3), (1), (5).
B. (3), (1), (2), (4), (5).
C. (4), (1), (2), (3), (5).
D. (3), (1), (2), (5), (4).
Dưới đây là các bước của quy trình quan sát tế bào biểu bì hành tây.
(1) Đậy lamen và sử dụng giấy thấm để thấm phần nước thừa.
(2) Dùng kim mũi mác khoanh một mảnh biểu bì có kích thước 1cm x 1cm và khẽ tách lấy lớp tế bào biểu bì.
(3) Đặt lớp biểu bì lên lam kính.
(4) Nhỏ một giọt nước cất lên lớp biểu bì trên lam kính.
(5) Vẽ hình quan sát được dưới kính hiển vi.
(6) Quan sát tiêu bản bằng kính hiển vi quang học.
Thứ tự sắp xếp đúng các bước là:
A. (1), (3), (4), (6), (5), (2).
B. (2), (3), (4), (1), (6), (5).
C. (2), (1), (3), (5), (6), (4).
D. (4), 6), (5), (1), (3), (2).
Viết các thành phần giống nhau, khác nhau của tế bào nhân sơ và nhân thực vào bảng dưới đây.
Loại tế bào | Thành phần tế bào | |
Giống nhau | Khác nhau | |
Tế bào nhân sơ |
|
|
Tế bào nhân thực |
|
Viết các thành phần giống nhau, khác nhau của tế bào động vật và tế bào thực
Loại tế bào | Thành phần tế bào | |
Giống nhau | Khác nhau | |
Tế bào động vật |
|
|
Tế bào thực vật |
|
Hãy viết tên loại tế bào vào chỗ ..... cho phù hợp.
Quan sát tế bào bên và cho biết mũi tên đang chỉ vào thành phần nào của tế bào.
A. Màng tế bào.
B. Chất tế bào.
C. Nhân tế bào.
D. Vùng nhân.
Quan sát tế bào bên và cho biết mũi tên đang chỉ vào thành phần nào của tế bào.
A. Màng tế bào.
B. Chất tế bào.
C. Nhân tế bào.
D. Vùng nhân.
Đặc điểm của tế bào nhân thực là
A. Có thành tế bào.
B. Có chất tế bào.
C. Có màng nhân bao bọc vật chất di truyền.
D. Có lục lạp.
Khi một tế bào lớn lên và sinh sản sẽ có bao nhiêu tế bào mới hình thành?
A.8.
B.6.
C.4.
D. 2.
Hoàn thành các yêu cầu sau:
a) Cho biết tế bào là gì.
b) Điền thông tin còn thiếu về tế bào:
-(1)... cấu tạo nên tế bào thực hiện các chức năng khác nhau trong tế bào.
-(2) ... bao bọc xung quanh và bảo vệ tế bào.
Điền các thông tin còn thiếu vào bảng sau:
Quan sát sơ đồ cấu tạo tế bào thực vật và tế bào động vật dưới đây.
Gợi ý:Thành tế bào tạo thành bộ khung giúp tế bào có hình dạng nhất định, bảo vệ các thành phần bên trong tế bào; Không bào chứa các chất thải, chất dự trữ.
a) Hãy chú thích tên các thành phần cấu tạo của hai tế bào trên và mô tả chức năng của mỗi thành phần.
b) Xác định tên của tế bào A và B.
c) Lập bảng chỉ ra ba điểm khác nhau giữa hai tế bào.
Hình ảnh dưới đây mô tả kích thước một số tế bào ở người
a) Hãy sắp xếp các tế bào trên theo thứ tự tăng dần về kích thước.
b) Hãy chọn một loại tế bào và dự đoán chức năng của tế bào đó.
Hãy nêu các dạng hình dạng của tế bào, lấy ví dụ minh hoạ.
Sự lớn lên và sinh sản của tế bào là một chuỗi các thay đổi về kích thước, số lượng các thành phần trong tế bào. Ở tế bào nhân thực sự lớn lên là một giai đoạn chuẩn bị dài, sự sinh sản là quá trình tạo ra tế bào mới.
a) Sự lớn lên của tế bào biểu hiện như thế nào?
b) Sự sinh sản làm thay đổi số lượng thành phần nào của tế bào?
c) Một tế bào sau khi sinh sản tạo thành mười sáu tế bào mới. Tế bào đó đã trải qua mấy lần sinh sản?
d) Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa sự lớn lên và sự sinh sản của tế bào.
Hãy trả lời các câu hỏi sau:
a) Cơ thể con người được cấu tạo từ tế bào nhân sơ hay tế bào nhân thực?
b) Các nhà khoa học đã sử dụng dụng cụ gì để quan sát các tế bào sinh vật?
c) Ba đặc điểm khái quát nhất về tế bào là gì?
Trong cơ thể sinh vật, ba tế bào bắt đầu quá trình sinh sản để tạo nên các tế bào mới, nếu những tế bào này thực hiện ba lần sinh sản liên tiếp thì sẽ tạo ra được bao nhiêu tế bào con?
Tại sao tế bào được coi là đơn vị cơ bản của các cơ thể sống?
Quan sát hình 18.1, nêu nhận xét về hình dạng tế bào.
Bốn bạn học sinh phát biểu về hình dạng, kích thước của các loại tế bào khác nhau như sau:
Hãy thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau:
a) Phát biểu của bạn nào đúng?
b) Lấy ví dụ để giải thích tại sao các phát biểu khác không đúng?
Quan sát kích thước tế bào vi khuẩn, tế bào động vật, tế bào thực vật trong hình 18.2 và cho biết tế bào nào có thể quan sát bằng mắt thường, tế bào nào phải quan sát bằng kính hiển vi?
Quan sát và mô tả sự khác nhau về cấu tạo giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
Vẽ lại các loại tế bào đã quan sát được bằng kính hiển vi.